Hotline: 0928.955.339 - 0908.610.936
Dấu hiệu cho thấy bạn sẽ giàu vào một ngày không xa
Nếu làm được bạn đã tự thay đổi hoàn toàn cuộc đời của mình, giúp bản thân có cuộc sống "giàu có" và chất lượng hơn.
Sự giàu có không thể chỉ đo bằng tiền bạc. Chỉ khi tâm hồn giàu có, bạn mới đạt được được sự giàu có thực sự. Tiền chỉ có thể thỏa mãn nhu cầu vật chất của chúng ta, hạnh phúc đến từ sự phong phú về tinh thần. Nhiều người nghĩ rằng cuộc sống của họ thật bình thường và cuộc sống sau này sẽ luôn như thế. Thực tế, mọi sự thay đổi đều có thể xảy ra nhờ những thói quen nhỏ. Một người khi bắt đầu những thói quen này, đó thường là dấu hiệu của việc trở nên giàu có.
Kiểm soát được ham muốn tiêu dùng
Trong thế giới vật chất ngày nay, trước mắt mỗi người có rất nhiều cám dỗ. Ham muốn tiêu dùng, mua sắm cũng là một thói quen khó bỏ. Trên thực tế, hầu hết những thứ bạn mua đều là những thứ bạn không cần. Công thức ‘3 và 7’ chỉ ra rằng: Một chiếc điện thoại đắt tiền, 70% chức năng là không bao giờ xài qua; Một ngôi nhà xa hoa, 70% diện tích là không được tận dụng; Đồ đạc trong nhà, 70% là không thường xuyên được sử dụng.
Mua về mà không sử dụng là lãng phí, chỉ khi bạn sử dụng thì thứ bạn mua về, tiền bạn bỏ ra mới được coi là đáng giá. Nếu bạn không biết cách kiểm soát ham muốn tiêu dùng của mình, chúng sẽ ngược lại tác động lên bạn, làm bạn bối rối, mất đi sự cân đối. Cách đây vài ngày, tôi cùng đồng nghiệp đi mua áo sơ mi, cô ấy mặc thử thì phát hiện: Áo đen trông trang trọng, áo hồng có chút dễ thương, áo trắng có thể phối được với nhiều phụ kiện, áo xanh rất hợp với váy trắng của tôi, còn áo đỏ lại đầy nữ tính. Mỗi chiếc áo đều khiến cô ấy mê mẩn và không thể bỏ bớt cái nào. Cuối cùng, đồng nghiệp của tôi mua tất cả các màu.
Một khi “cánh cổng” ham muốn tiêu dùng được mở ra, một loạt phản ứng sẽ xảy ra: cạn kiệt ví tiền, "mở rộng" lòng kiêu hãnh và "xói mòn" khả năng kiểm soát của bạn... Mua sắm “thả phanh” chỉ mang lại niềm vui ngắn hạn và hy sinh mục tiêu dài hạn; kiểm soát tiêu dùng mới có thể nâng cao hạnh phúc lâu dài. Cách đây vài tháng, bạn tôi mua một chiếc ô tô và đi du lịch, điều này khiến tôi rất ghen tị. Dù là tiệc tùng hay mua sắm thì số tiền bỏ ra cũng rất hào phóng. Câu hỏi được đặt ra là tại sao anh ấy đột nhiên trở nên giàu có?
Cho đến một ngày, có cuộc gọi đòi nợ đến từng chiếc điện thoại di động của chúng tôi. Sau đó chúng tôi mới chợt nhận ra: Hóa ra sự giàu có bất ngờ của anh đến từ nhiều khoản vay trực tuyến khác nhau. Gặp lại nhau, anh bật khóc. Trên con đường mua sắm, tiêu dùng, anh không thể dừng lại. Giờ đây, anh đang gánh một khoản nợ và bị đưa vào danh sách đen trong báo cáo tín dụng của mình. Nếu không bị cuốn theo ham muốn tiêu dùng, cuộc sống của anh ấy, mặc dù có thể tẻ nhạt, nhưng tương lai của anh ấy sẽ không vất vả để trả nợ như vậy.
Nếu muốn càng ngày càng giàu có thì chúng ta phải biết lựa chọn, bình tĩnh trước những quyết định mua hay không, nên chi tiền không. Mọi việc đều có tiến, có lùi trong thì mới đạt được thành công trong cuộc sống. Chỉ bằng cách từ bỏ những ham muốn vật chất không cần thiết và sử dụng tiền của mình một cách khôn ngoan, bạn mới có thể sống một cuộc sống trọn vẹn hơn.
Chăm sóc tốt sức khỏe của bản thân
Cách đây một thời gian, đoạn video ghi lại cảnh một nữ nhân viên giao hàng ngồi ven đường để nghỉ ngơi đã được lan truyền rộng rãi. Cô làm việc quá sức và ngất xỉu nhiều lần bên đường. Sau khi ngất xỉu lần đầu tiên, cô ngồi bên lề đường nghỉ ngơi một lúc rồi từ từ đứng dậy. Kết quả là cô loạng choạng và ngã xuống đất một lần nữa. Lần này cô ngồi rất lâu, nhưng sau đó cô lại đứng dậy, lê bước nặng nề và tiếp tục làm việc. Nếu không phải vì làm việc dẫn đến kiệt sức, ở độ tuổi còn trẻ, cô ấy sẽ không dễ dàng ngất xỉu như vậy. Lần này cô có thể kiên trì đứng lên, nếu như cô không chăm sóc tốt thân thể của mình, lần sau thì thế nào?
Khi cơ thể khỏe mạnh, bạn mới có thể tận hưởng hiện tại; nếu không có sức khỏe, thì tất cả mọi thứ đều biến mất. Có bao nhiêu người cả đời bận rộn theo đuổi cái gọi là sự nghiệp và tiền tài mà lại bỏ qua tầm quan trọng của sức khỏe, sau khi cơ thể suy sụp thì đã quá muộn, sự theo đuổi, chăm chỉ cả một quá trình dài họ cũng vô ích. Có thái độ tích cực đối với sức khỏe, cơ thể bạn sẽ phản ứng tích cực. Chăm sóc tốt cơ thể của bạn là kiếm tiền. Khi đến tuổi trung niên, bạn là chỗ dựa vững chắc nhất trong cuộc sống của chính bản, đối xử tốt với bản thân là trách nhiệm lớn nhất của bạn.
Học cách đầu tư vào bản thân
Khoản đầu tư tốt nhất trong cuộc sống là gì? Buffett từng nói trong một bài phát biểu: “Khoản đầu tư tốt nhất là đầu tư vào bản thân”. Tích lũy kiến thức thông qua việc đọc và trang bị kiến thức cho trí óc của bạn. Đây là cách đầu tư tiết kiệm nhất vào bản thân. Một câu hỏi mà tôi đã nhận được từ khi còn nhỏ: "Tôi có thể kiếm sống bằng việc học không?". Trong tầm nhìn dài hạn, việc học sách không chỉ giúp bạn có kiến thức, mà còn có thể tạo ra tài sản.
Công dụng của sách không phải là một loại thuốc đặc biệt, vừa uống xong là có tác dụng ngay. Sách là mưa, sương, nắng và không khí trong lành, lợi ích mà chúng mang lại cho con người đều đến một cách lặng lẽ. Khi bạn duy trì việc đọc sách, bạn sẽ cảm ơn bản thân bạn vì những nỗ lực hiện tại. Đọc sách, tự trau dồi bản thân có thể cải thiện sự hiểu biết và thay đổi hoàn cảnh của một người. Bạn có thể đạt được những điều mà bạn không thể thực hiện trước đây bằng cách đọc sách, học tập. Khi bạn đến tuổi trung niên, nếu có con đường tắt nào để mở rộng con đường của bạn thì đó là đọc và học nhiều hơn. Đọc sách, học tập, trau dồi bản thân là một cách đầu tư có lợi, nó giúp bạn mở rộng kiến thức và nâng cao chất lượng cuộc sống của mình.
Làm tốt mọi việc nhỏ
Người xưa có câu: "Không quét được cái nhà, làm sao xông pha cả thiên hạ”. Chỉ bằng cách tỉ mỉ trong những việc nhỏ và phát triển những thói quen tốt, bạn mới có tiềm năng hoàn thành những việc lớn. Có một nhân vật nổi tiếng rất thành công. Công việc đầu tiên của anh là nhân viên dọn dẹp trong một công ty lớn, thay vì phàn nàn, anh lại nhiệt tình 100% với công việc của mình. Anh liên tục rút ra bài học, tổng kết kinh nghiệm trong công việc và thực hiện những công việc tầm thường như vậy một cách có trật tự.
Anh thậm chí còn sáng chế ra một bộ thủ thuật quy tắc lau sàn, cách lau sàn nhanh và tốt, tiết kiệm thời gian và công sức. Tất cả nỗ lực này không phải là vô ích. Cuối cùng, ông chủ rất ấn tượng trước sự nghiêm túc và cẩn thận của anh, kết luận rằng anh là một nhân tài và quyết định thăng chức cho anh. Chính thái độ làm việc nhỏ cẩn thận, chính xác và thực tế đã giúp anh tỏa sáng trong sự nghiệp. Những người có thể làm được việc lớn thường là những người không mệt mỏi với những việc nhỏ và làm tốt chúng.
Một giọt nước xuyên qua một hòn đá, một lưỡi cưa mỏng chặt một cái cây, bạn làm tốt mọi việc nhỏ nhặt, thông qua tích lũy, cuối cùng bạn sẽ đạt được bước nhảy vọt từ thay đổi về lượng sang thay đổi về chất. Những người thành công thường bắt đầu từ những việc nhỏ, và họ không ngừng cải thiện và đầu tư vào công việc của họ để cuối cùng đạt được thành tựu vượt trội, trở nên xuất sắc.
Khi con người đến tuổi trưởng thành, họ ngày càng hiểu nhiều hơn:
Nếu bạn kiểm soát được ham muốn tiêu dùng của mình, bạn sẽ có một cuộc sống thảnh thơi, tự do;
Chăm sóc cơ thể tốt là vốn để chiến đấu, kiếm tiền;
Học cách đầu tư vào bản thân chính là mở đường cho chính mình;
Làm tốt từng việc nhỏ là tích lũy của cải, vốn liếng cho tương lai.
Nếu bạn kiên trì làm được những điều trên, “giàu có” với bạn không còn là điều xa vời nữa. Có hy vọng, năng lực, biết trân trọng những gì mình đang có, và thông qua trau dồi, sự tích luỹ, chúng ta sẽ tạo nên một cuộc sống tốt đẹp cho bản thân.
Kiểm soát được ham muốn tiêu dùng
Trong thế giới vật chất ngày nay, trước mắt mỗi người có rất nhiều cám dỗ. Ham muốn tiêu dùng, mua sắm cũng là một thói quen khó bỏ. Trên thực tế, hầu hết những thứ bạn mua đều là những thứ bạn không cần. Công thức ‘3 và 7’ chỉ ra rằng: Một chiếc điện thoại đắt tiền, 70% chức năng là không bao giờ xài qua; Một ngôi nhà xa hoa, 70% diện tích là không được tận dụng; Đồ đạc trong nhà, 70% là không thường xuyên được sử dụng.
Mua về mà không sử dụng là lãng phí, chỉ khi bạn sử dụng thì thứ bạn mua về, tiền bạn bỏ ra mới được coi là đáng giá. Nếu bạn không biết cách kiểm soát ham muốn tiêu dùng của mình, chúng sẽ ngược lại tác động lên bạn, làm bạn bối rối, mất đi sự cân đối. Cách đây vài ngày, tôi cùng đồng nghiệp đi mua áo sơ mi, cô ấy mặc thử thì phát hiện: Áo đen trông trang trọng, áo hồng có chút dễ thương, áo trắng có thể phối được với nhiều phụ kiện, áo xanh rất hợp với váy trắng của tôi, còn áo đỏ lại đầy nữ tính. Mỗi chiếc áo đều khiến cô ấy mê mẩn và không thể bỏ bớt cái nào. Cuối cùng, đồng nghiệp của tôi mua tất cả các màu.
Một khi “cánh cổng” ham muốn tiêu dùng được mở ra, một loạt phản ứng sẽ xảy ra: cạn kiệt ví tiền, "mở rộng" lòng kiêu hãnh và "xói mòn" khả năng kiểm soát của bạn... Mua sắm “thả phanh” chỉ mang lại niềm vui ngắn hạn và hy sinh mục tiêu dài hạn; kiểm soát tiêu dùng mới có thể nâng cao hạnh phúc lâu dài. Cách đây vài tháng, bạn tôi mua một chiếc ô tô và đi du lịch, điều này khiến tôi rất ghen tị. Dù là tiệc tùng hay mua sắm thì số tiền bỏ ra cũng rất hào phóng. Câu hỏi được đặt ra là tại sao anh ấy đột nhiên trở nên giàu có?
Cho đến một ngày, có cuộc gọi đòi nợ đến từng chiếc điện thoại di động của chúng tôi. Sau đó chúng tôi mới chợt nhận ra: Hóa ra sự giàu có bất ngờ của anh đến từ nhiều khoản vay trực tuyến khác nhau. Gặp lại nhau, anh bật khóc. Trên con đường mua sắm, tiêu dùng, anh không thể dừng lại. Giờ đây, anh đang gánh một khoản nợ và bị đưa vào danh sách đen trong báo cáo tín dụng của mình. Nếu không bị cuốn theo ham muốn tiêu dùng, cuộc sống của anh ấy, mặc dù có thể tẻ nhạt, nhưng tương lai của anh ấy sẽ không vất vả để trả nợ như vậy.
Nếu muốn càng ngày càng giàu có thì chúng ta phải biết lựa chọn, bình tĩnh trước những quyết định mua hay không, nên chi tiền không. Mọi việc đều có tiến, có lùi trong thì mới đạt được thành công trong cuộc sống. Chỉ bằng cách từ bỏ những ham muốn vật chất không cần thiết và sử dụng tiền của mình một cách khôn ngoan, bạn mới có thể sống một cuộc sống trọn vẹn hơn.
Chăm sóc tốt sức khỏe của bản thân
Cách đây một thời gian, đoạn video ghi lại cảnh một nữ nhân viên giao hàng ngồi ven đường để nghỉ ngơi đã được lan truyền rộng rãi. Cô làm việc quá sức và ngất xỉu nhiều lần bên đường. Sau khi ngất xỉu lần đầu tiên, cô ngồi bên lề đường nghỉ ngơi một lúc rồi từ từ đứng dậy. Kết quả là cô loạng choạng và ngã xuống đất một lần nữa. Lần này cô ngồi rất lâu, nhưng sau đó cô lại đứng dậy, lê bước nặng nề và tiếp tục làm việc. Nếu không phải vì làm việc dẫn đến kiệt sức, ở độ tuổi còn trẻ, cô ấy sẽ không dễ dàng ngất xỉu như vậy. Lần này cô có thể kiên trì đứng lên, nếu như cô không chăm sóc tốt thân thể của mình, lần sau thì thế nào?
Khi cơ thể khỏe mạnh, bạn mới có thể tận hưởng hiện tại; nếu không có sức khỏe, thì tất cả mọi thứ đều biến mất. Có bao nhiêu người cả đời bận rộn theo đuổi cái gọi là sự nghiệp và tiền tài mà lại bỏ qua tầm quan trọng của sức khỏe, sau khi cơ thể suy sụp thì đã quá muộn, sự theo đuổi, chăm chỉ cả một quá trình dài họ cũng vô ích. Có thái độ tích cực đối với sức khỏe, cơ thể bạn sẽ phản ứng tích cực. Chăm sóc tốt cơ thể của bạn là kiếm tiền. Khi đến tuổi trung niên, bạn là chỗ dựa vững chắc nhất trong cuộc sống của chính bản, đối xử tốt với bản thân là trách nhiệm lớn nhất của bạn.
Học cách đầu tư vào bản thân
Khoản đầu tư tốt nhất trong cuộc sống là gì? Buffett từng nói trong một bài phát biểu: “Khoản đầu tư tốt nhất là đầu tư vào bản thân”. Tích lũy kiến thức thông qua việc đọc và trang bị kiến thức cho trí óc của bạn. Đây là cách đầu tư tiết kiệm nhất vào bản thân. Một câu hỏi mà tôi đã nhận được từ khi còn nhỏ: "Tôi có thể kiếm sống bằng việc học không?". Trong tầm nhìn dài hạn, việc học sách không chỉ giúp bạn có kiến thức, mà còn có thể tạo ra tài sản.
Công dụng của sách không phải là một loại thuốc đặc biệt, vừa uống xong là có tác dụng ngay. Sách là mưa, sương, nắng và không khí trong lành, lợi ích mà chúng mang lại cho con người đều đến một cách lặng lẽ. Khi bạn duy trì việc đọc sách, bạn sẽ cảm ơn bản thân bạn vì những nỗ lực hiện tại. Đọc sách, tự trau dồi bản thân có thể cải thiện sự hiểu biết và thay đổi hoàn cảnh của một người. Bạn có thể đạt được những điều mà bạn không thể thực hiện trước đây bằng cách đọc sách, học tập. Khi bạn đến tuổi trung niên, nếu có con đường tắt nào để mở rộng con đường của bạn thì đó là đọc và học nhiều hơn. Đọc sách, học tập, trau dồi bản thân là một cách đầu tư có lợi, nó giúp bạn mở rộng kiến thức và nâng cao chất lượng cuộc sống của mình.
Làm tốt mọi việc nhỏ
Người xưa có câu: "Không quét được cái nhà, làm sao xông pha cả thiên hạ”. Chỉ bằng cách tỉ mỉ trong những việc nhỏ và phát triển những thói quen tốt, bạn mới có tiềm năng hoàn thành những việc lớn. Có một nhân vật nổi tiếng rất thành công. Công việc đầu tiên của anh là nhân viên dọn dẹp trong một công ty lớn, thay vì phàn nàn, anh lại nhiệt tình 100% với công việc của mình. Anh liên tục rút ra bài học, tổng kết kinh nghiệm trong công việc và thực hiện những công việc tầm thường như vậy một cách có trật tự.
Anh thậm chí còn sáng chế ra một bộ thủ thuật quy tắc lau sàn, cách lau sàn nhanh và tốt, tiết kiệm thời gian và công sức. Tất cả nỗ lực này không phải là vô ích. Cuối cùng, ông chủ rất ấn tượng trước sự nghiêm túc và cẩn thận của anh, kết luận rằng anh là một nhân tài và quyết định thăng chức cho anh. Chính thái độ làm việc nhỏ cẩn thận, chính xác và thực tế đã giúp anh tỏa sáng trong sự nghiệp. Những người có thể làm được việc lớn thường là những người không mệt mỏi với những việc nhỏ và làm tốt chúng.
Một giọt nước xuyên qua một hòn đá, một lưỡi cưa mỏng chặt một cái cây, bạn làm tốt mọi việc nhỏ nhặt, thông qua tích lũy, cuối cùng bạn sẽ đạt được bước nhảy vọt từ thay đổi về lượng sang thay đổi về chất. Những người thành công thường bắt đầu từ những việc nhỏ, và họ không ngừng cải thiện và đầu tư vào công việc của họ để cuối cùng đạt được thành tựu vượt trội, trở nên xuất sắc.
Khi con người đến tuổi trưởng thành, họ ngày càng hiểu nhiều hơn:
Nếu bạn kiểm soát được ham muốn tiêu dùng của mình, bạn sẽ có một cuộc sống thảnh thơi, tự do;
Chăm sóc cơ thể tốt là vốn để chiến đấu, kiếm tiền;
Học cách đầu tư vào bản thân chính là mở đường cho chính mình;
Làm tốt từng việc nhỏ là tích lũy của cải, vốn liếng cho tương lai.
Nếu bạn kiên trì làm được những điều trên, “giàu có” với bạn không còn là điều xa vời nữa. Có hy vọng, năng lực, biết trân trọng những gì mình đang có, và thông qua trau dồi, sự tích luỹ, chúng ta sẽ tạo nên một cuộc sống tốt đẹp cho bản thân.
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn